Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, ai cũng đang sử dụng cho mình một chiếc máy để hỗ trợ trong học tập cũng như công việc. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, chắc hẳn chiếc máy tính đã không ít lần khiến bạn bực mình vì những vấn đề lỗi mà nó mang lại. Một trong số đó là lỗi full disk. Hôm nay Tin Tổng Hợp sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và những cách khắc phục lỗi full disk Win 10 hiệu quả.
Tìm hiểu về lỗi full disk Windows 10
Trước khi tìm hiểu về cách khắc phục lỗi full disk Win 10 thì hãy tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng lỗi này. Khi đó, việc tìm ra cách xử lý cũng sẽ dễ dàng hơn.
Lỗi full disk ở Windows 10 là lỗi gì?
full disk là lỗi thường xuyên xảy ra trên ổ cứng đối với những máy đã qua sử dụng trong một thời gian dài. Đây là hiện tượng khi mà khi ổ cứng đã hoạt động hết công suất trong một thời gian dài. Việc này khiến cho quá trình xử lý dữ liệu và tốc độ chạy các ứng dụng khác bị chậm, bị đơ.
Mặc dù lỗi này đã xuất hiện từ phiên bản Windows 8 nhưng lại phổ biến ở Win 10. Lỗi này sẽ khiến cho người dùng bị cảm thấy khó chịu, bực tức vì làm cho công việc của mình bị trễ nải, trì hoãn, kéo dài.

Lý do xảy ra hiện tượng lỗi full disk ở Win 10
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lỗi full disk. Một số lỗi phổ biến như sau:
- Do máy tính của bạn thường xuyên được updates Win, được nâng cấp lên phiên bản mới nhiều khiến dung lượng ổ cứng bị quá tải.
- Máy tính đang có quá nhiều chương trình chạy ngầm trong máy từ khi máy khởi động.
- Máy của bạn được cài đặt quá nhiều phần mềm, ứng dụng nặng. Chúng đang được khởi chạy cùng một lúc.
- Bạn cài đặt nhiều phần mềm diệt virus có dung lượng lớn, dẫn đến việc chiếm nhiều tài nguyên của hệ thống.
- Các file bên trong hệ thống chứa nhiều tệp bị lỗi.
- Cũng có thể do máy tính của bạn đã bị virus hoặc các mã độc khác tấn công trong quá trình duyệt web.
- Do máy tính đã được sử dụng trong một thời dài nhưng lại có một số chương trình không được khởi chạy.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách chống phân mảnh ổ cứng Win 7 hiệu quả
3 cách khắc phục lỗi full disk Win 10 đơn giản nhưng hiệu quả
Cách khắc phục lỗi full disk Win 10 không hề khó, bạn hãy thử thực hiện một số cách dưới đây nhé.
Cách khắc phục lỗi full disk Win 10 bằng việc tắt background apps
Background apps là một số những ứng dụng nền của hệ thống Win 10. Tuy nhiên đây là một tính năng dư thừa của Win 10. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đầy ổ cứng của máy tính. Để thực hiện tắt background apps bạn hãy làm theo những bước sau đây.
- Bước 1: Việc đầu tiên đó là bạn hãy truy cập vào menu start, sau đó tìm kiếm và mở công cụ backgrounds apps.

- Bước 2:Lúc này sẽ có một cửa mới được hiện ra, bạn hãy chọn mục let apps run in the background và chuyển sang chế độ off.

Cách khắc phục lỗi full disk Win 10 bằng việc vô hiệu quá Windows defender
Đây là một công cụ có sẵn trong Windows với nhiệm vụ là giúp máy tính chống spyware. Tuy nhiên, hạn chế của công cụ này đó chính lại chiếm dung lượng nhiều khi chạy mặc dù sự triệt để của nó không được đánh giá cao. Các bước để vô hiệu hóa Windows defender trong cách khắc phục lỗi full disk Win 10 như sau:
- Bước 1: Tại menu start của máy tính, bạn hãy tìm và chọn vào mục cài đặt settings (có biểu tượng hình răng cưa).

- Bước 2: Lúc này, cửa sổ settings sẽ được mở ra bạn hãy tìm và chọn vào mục Update & Security.

- Bước 3: Sẽ có một cửa sổ mới tiếp tục được hiện lên. Tại đây bạn cần phải tìm đến chức năng Windows security. Tiếp theo đó bạn hãy nhấp vào nút Open Windows security.

- Bước 4: Khi có một hộp thoại mới được mở ra. Bạn hãy chuyển chế độ của các mục hiện ra về off.

Cách khắc phục lỗi full disk Win 10 bằng việc tắt các chương trình khởi động cùng Win
Trong thực tế thì quá trình khởi động Win cần rất nhiều dung lượng từ hệ thống. Nếu trong quá trình đó có các ứng dụng khác cùng chạy thì Win sẽ càng chạy chậm hơn nữa. Các chương trình khởi động cùng lúc cũng là lý do gây ra lỗi full disk.
- Bước 1: Bạn hãy click chuột phải vào taskbar. Sau đó chọn vào task manager.

- Bước 2: Tại hộp thoại của Task Manager, bạn hãy tìm và chọn vào mục Startup. Các ứng dụng khởi động cùng Windows đều được nằm ở đây. Bạn chỉ việc click chuột phải vào phần mềm mà bạn muốn tắt. Sau đó chọn Disable.

Sau khi thực hiện xong cách khắc phục lỗi full disk Win 10 thì bạn sẽ cảm thấy máy tính của mình đã chạy nhanh hơn. Đồng thời thì quá trình khởi động Win cũng không mất quá nhiều thời gian như trước đây nữa. Tuy nhiên, có một lưu ý khi sử dụng cách này đó là bạn nên tắt những ứng dụng nào mình biết, tránh việc tắt nhầm những ứng dụng quan trọng của hệ thống.
Trên đây là 3 cách khắc phục lỗi full disk Win 10 đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mặc dù không khó để khắc phục lỗi nhưng trong quá trình thực hiện bạn phải hết sức cẩn thận. Chúc bạn áp dụng thành công.